I - THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt câu kể Ai làm gì ? và câu kể Ai thế nào ?

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.

3. Tác giả:

Họ và tên:   Trần Thị Hồng Thắm                                 Giới tính: nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 1-11-1975

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Giang

Điện thoại:  0358125765

Email:tranthihongthamtaygiang@gmail.com

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100 %

4. Đồng tác giả ( Không có):

Họ và tên:                                         Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:

Trình độ chuyên môn:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Điện thoại:                                        Email:

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:                %

5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ( Không có):

Tên đơn vị:

Địa chỉ:

Điện thoại:

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tây Giang

Địa chỉ: Thôn Nam, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Điện thoại:

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9/2017.

II - BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân biệt câu kể Ai làm gì ? và câu kể Ai thế nào ?

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

      Trong các bậc học, bậc Tiểu học được xác định là “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân".  Đây chính là bậc học phổ cập tạo tiền đề cho các bậc học khác. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện". Mục tiêu giáo dục của nhà trường Tiểu học được cụ thể hoá ở từng môn học, từng lớp học, từng hoạt động trong suốt bậc học. Mỗi môn học đều góp phần việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Môn Tiếng Việt là một trong những môn cơ bản, quan trọng nhất trong chương trình Tiểu học, vì chỉ có học tốt Tiếng Việt các em mới có điều kiện để học tập, tư duy và giao tiếp và phát triển cuộc sống. Môn học này trong trường Tiểu học chiếm một khối lượng kiến thức lớn nhất và thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác. Trong đó Luyện từ và câu là một phân môn khá quan trọng trong bộ môn Tiếng Việt, phân môn này đã cung cấp cho học sinh các đơn vị của ngôn ngữ: tiếng, từ, ngữ, câu, cách phân loại từ, câu, giúp học sinh chọn từ ngữ chuẩn diễn đạt ngắn gọn, đủ ý, giữ phép lịch sự trong giao tiếp... như vậy người nghe, người đọc hiểu đúng thông tin.

       Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung và trong chương trình lớp 4 nói riêng rất chú trọng đến việc dạy câu. Vì câu diễn đạt được một ý trọn vẹn. Khi nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được. Ở lớp 4 các em được học các loại câu: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm.Trong đó câu kể được chia thành ba kiểu câu: Câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Ba kiểu câu này được coi là ba kiểu câu cơ bản. Trong giao tiếp cũng như tạo lập các văn bản, ba kiểu câu ấy được sử dụng rất nhiều và thường xuyên, mà mỗi kiểu câu đều có một chức năng riêng.

        Học sinh được làm quen với câu kể Ai làm gì? Và Ai thế nào? từ lớp Hai, lớp Ba. Lên lớp Bốn, hai kiểu câu này xuất hiện trong chương trình sách giáo khoa với yêu cầu  cao hơn cả lý thuyết và bài tập thực hành:

+) Ở lớp Bốn, nội dung giảng dạy về hai kiểu câu đó thể hiện ở 8 tiết (Từ tuần 16 đến tuần 22). Nội dung của các kiểu câu kể được khai thác rất cụ thể:

-Khái niệm

-Chủ ngữ

-Vị ngữ.

     Nếu chỉ trung thành với nội dung, chương trình SGK thì học sinh khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa kiểu câu kể Ai làm gì ? và Ai thế nào ? Khi hoàn thành các bài tập trên sách giáo khoa, vở bài tập, vở thực hành Tiếng Việt, học sinh rất lúng túng, nhiều em đã làm sai. Trong cùng một câu, em thì cho là kiểu câu này, em lại xác định là kiểu câu khác.

    Ngay bản thân giáo viên, nếu không có kiến thức vững vàng, không có sự linh hoạt trong tư duy và phương pháp giảng dạy mà cứng nhắc dựa vào cấu trúc cơ bản của từng kiểu câu đó thì cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học sinh phân biệt hai kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?

    Làm thế nào để học sinh lớp 4 dễ dàng nhận diện hai kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ?  Đó là điều trăn trở của nhiều giáo viên. Cũng từ đây, tôi đã nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy mới để học sinh hiểu kỹ, dễ nhớ, nhớ lâu hơn về phần kiến thức phân biệt hai kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?  ”.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp:

        Giúp học sinh lớp 4 nâng cao chất lượng học phân môn Luyện từ và câu, có thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa, vở bài tập, vở thực hành để nhận diện, phân biệt câu kể ai làm gì? Ai thế nào ?,  hoàn thành các dạng bài tập có liên quan đến kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào ? Các em học sinh khá, giỏi biết phân loại câu trong các trường hợp đặc biệt.Tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả, thiết thực đối với học sinh,  từ đó cung cấp thêm kiến thức và vốn hiểu biết cho các em, giúp các em thực hiện nhiệm vụ học tập của phân môn luyện từ và câu dễ dàng hơn góp phần hình thành nhân cách của học sinh thông qua hoạt động học tập.

- Nội dung giải pháp:

      Để giúp học sinh lớp 4 phân biệt tốt  hai loại câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, tôi đã thực hiện những công việc sau đây:

*Công việc của giáo viên:

    +) Khâu soạn bài :

     - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài.

     - Dựa vào Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và tình hình nhận thức của học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất, sao cho học sinh chủ động lĩnh hội được nội dung bài học.

    +) Khâu chuẩn bị dạy học:

Đây là khâu rất quan trọng để hỗ trợ cho việc dạy và học nên giáo viên phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ xem sử dụng đồ dùng gì, đưa ra vào lúc nào, nhằm mục đích gì để đạt hiệu quả cao nhất.

    +)Khâu giảng dạy

          Dạy đúng chương trình thời khóa biểu của phân môn luyện từ và câu, giúp học sinh nắm vững được khái niệm câu kể Ai làm gì? Ai thế nào ? qua các tiết dạy của tuần 17, tuần 19, tuần 20, tuần 21, tuần 22.  Sau khi được học LTVC đến tuần 22, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, những kiến thức đã học, học sinh nắm được khái niệm, cấu tạo của kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ?

         Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập trong các tiết nêu trên bằng nhiều hình thức như: Đọc tài liệu, trao đổi thảo luận nhóm, làm bài cá nhân trên vở bài tập, trình bày bài làm để các bạn nhận xét, góp ý.....

        Trong các tiết rèn Tiếng Việt hoặc phần thời gian để củng cố kiến thức của các tiết ôn tập tôi hướng dẫn học sinh một số căn cứ và kỹ năng phân biệt mẫu câu kể Ai thế nào như sau:

    +Căn cứ thứ nhất:Câu kiểu Ai thế nào ? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? và một bộphận trả lời câu hỏi thế nào ?
    + Căn cứ thứ 2:Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu( đối với những câu không có phần phụ) - vì ở lớp 2- 3 các em chưa biết khái niệm danh từ.Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất( vì các em chưa biết khái niệm tính từ ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
    + Căn cứ thứ 3:Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.
    * Một số lưu ý:
       Có những câu các em thấy có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?
VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.
Các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ nhầm lẫn, cho rằng đó là câu kiểu Ai thế nào ?
Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò làm gì? (Đàn bò thung thăng gặm cỏ. hợp lí.
Đàn bò thế nào? không có câu trả lời hợp lí.
         Mặt khác tôi hướng dẫn học sinh xác định từ chỉ hoạt động chính ở đây là gặm còn thung thăng chỉ là từ bổ nghĩa cho gặm. Để khẳng định đó là từ chủ đạo tôi hướng dẫn học sinh bỏ đi một trong hai từ, từ nào bỏ đi rồi mà câu đó vẫn rõ nghĩa thì từ bỏ đi là phụ còn từ nào bỏ đi mà câu đó không rõ nghĩa thì từ bỏ đi là chính.
VD: Đàn bò thung thăng cỏ.
 chưa rõ nghĩa.
       Đàn bò gặm cỏ.  rõ nghĩa dễ hiểu hơn.
Vậy trong câu này có từ thung thăng là từ chỉ trạng thái nhưng không phải là từ chính trong phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? mà gặm mới là từ chỉ hoạt động chính.
Theo các căn cứ ta khẳng định nó không phải là câu kiểu Ai thế nào ?
Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì ? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào ?
VD 2: Bé Lan bi bô cất tiếng gọi mẹ.
      Hướng dẫn tương tự như trên ta thấy đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào?, mặc dù có từ chỉ đặc điểm là bi bô.
     Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Quả khế này ăn rất chua.
     Câu này có từ chỉ hoạt động ăn đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất rất chua. Nhưng ăn không phải là hoạt động của quả khế.
Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để khẳng định:
Quả khế này làm gì? không có câu trả lời hợp lí.
Quả khế này thế nào? có câu trả lời hợp lí là: Quả khế này ăn rất chua.
Vậy câu đó là câu kiểu Ai thế nào?
     Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?
VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh.
      Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.
      Tôi hướng dẫn học sinh thấy dấu phẩy ngăn cách một nhóm từ không có từ chỉ sự vật hoặc không phải là đối tượng có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau đó với một từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau thì nhóm từ trên chỉ là phần phụ, từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau mới là phần trả lời câu hỏi Ai?
     Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (định ngữ ) làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?
VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.
       Với câu này học sinh thường xác định bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là vườn hoa. Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để tìm bộ phận trả lời câu hỏi ai như sau:
Tôi đưa ra câu hỏi: Vườn hoa thế nào ? để học sinh trả lời.
Khi đó bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là của nhà Lan rất đẹp .
Không hợp lí. Lúc đó tôi khẳng định của nhà Lan là phần phụ giải thích rõ cho ta thấy Vườn hoa của ai rất đẹp. Ta phải đưa của nhà Lan vào bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? Khi đó câu hỏi đúng là: Vườn hoa của nhà Lan thế nào? và bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là: rất đẹp hợp lí.
      Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Những cánh hoa rơi lả tả.
Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.

     Trong hai câu này có từ rơi, phủ là từ chỉ hoạt động nhưng không có từ chỉ đặc điểm tính chất hoặc trạng thái vậy ta không thể xác định ngay là câu kiểu Ai thế nào? mà dễ xác định nó là câu kiểu Ai làm gì?
Để học sinh khỏi nhầm lẫn tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi:
Những cánh hoa làm gì? Câu trả lời không hợp lí.
Những cánh hoa thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Những cánh hoa rơi lả tả.
Chú gà trống nhà em làm gì? Không thể trả lời là chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.
Chú gà trống nhà em thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.
Hơn nữa rơi không phải là hoạt động mà Những cánh hoa chủ động làm được hoặc đang làm, phủ không phải là hoạt động mà chú gà trống nhà em chủ động làm được hoặc đang làm. Các câu đó miêu tả đặc điểm, trạng thái của chú gà trống và những cánh hoa.
Vậy các câu đó không phải là câu kiểu Ai làm gì ? mà là câu kiểu Ai thế nào?
    Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì ? và xác định nhầm các bộ phận câu.
VD1: Tiếng suối chảy rì rào.
     Trong câu này có từ chỉ hoạt động chảy ngay sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nên nhiều học sinh xác định câu này là câu kiểu Ai làm gì ? vì học sinh đặt câu hỏi Cái gì ? làm gì ?
      Học sinh xác định như vậy là sai. Tôi hướng dẫn học sinh như sau:Tiếng suối chỉ âm thanh mà tai ta nghe được vậy nó có chảy được không? (không). Khi đó chảy phải đi với tiếng suối để bổ nghĩa cho tiếng suối, ta có Tiếng suối chảy là bộ phận trả lời câu hỏi Ai( Cái gì)?. Phần còn lại là từ chỉ đặc điểm tính chất nên ta xác định được:
Tiếng suối chảy rì rào.
Cái gì ? thế nào?
Để kiểm tra lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Cái gì rì rào? (tiếng suối chảy)
Tiếng suối chảy thế nào? (rì rào)
Các câu hỏi đặt ra đều có câu trả lời hợp lí. Vậy câu trên là câu kiểu Ai thế nào?
VD2: Mẹ em như một cô tiên dịu dàng và chăm chỉ.
     Tôi hướng dẫn học sinh tương tự như trên để học sinh xác định được câu đó là câu kiểu Ai thế nào ?
     Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ?
     Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ?
VD2: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.
     Tôi hướng dẫn học sinh xác định các bộ phận câu: Bạn Thanh Hoa là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Phần còn lại là: là người rất chăm chỉ có từ là đứng đầu và câu này dùng để giới thiệu về Bạn Thanh Hoa, từ chỉ đặc điểm tính chất (rất) chăm chỉ chỉ là phần phụ nói rõ Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? Câu này là câu kiểu Ai là gì?. Rất chăm chỉ chỉ là bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?: Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? (rất chăm chỉ ).
    Tôi nhấn mạnh, cho học sinh thấy cả hai câu trên đều có từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng không phải là câu kiểu Ai thế nào? mà là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ? có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
     Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?
VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.
    Học sinh thường xác định Đàn bò là bộ phận trả lời câu hỏi Ai(cái gì ,con gì)? còn lông mượt như tơ đang gặm cỏ là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Khi đó tôi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò thế nào? (lông mượt như tơ đang gặm cỏ) không hợp lí.
     Tôi hướng dẫn học sinh xác định câu này muốn nói với chúng ta Đàn bò ấy đang gặm cỏ. Hoạt động chính là đang gặm cỏ còn lông mượt như tơ chỉ là đặc điểm của Đàn bò đang gặm cỏ, lông mượt như tơ chỉ là phần phụ bổ nghĩa cho Đàn bò của anh Hồ Giáo. Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải câu kiểu Ai thế nào?

* Công việc đối với học sinh

   - Yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể:

     Khi yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể, tôi đặt câu hỏi như­ sau: Muốn xác định câu kể ta dựa vào đâu? Học sinh đã trả lời đư­ợc:

          - Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm.

          - Dựa vào mục đích nói của câu kể để: Kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét.

        Có như vậy học sinh mới không bị nhầm câu kể với các câu khác.

          Ví dụ: Hãy xác định các câu kể trong đoạn văn sau:

(1)Ôi chao! (2)Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (3)Màu vàng trên

lưng chú lấp lánh. (4)Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. (5)Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như­ thuỷ tinh.

Học sinh cho rằng: Câu (1), (2) không phải là câu kể vì cuối hai câu này không phải là dấu chấm. Câu (3), (4), (5) là câu kể vì cuối câu có dấu chấm và cả ba câu này dùng để tả chú chuồn chuồn nước.

          Như vậy học sinh đã làm đúng.

Sau khi học sinh đã xác định được câu kể, tôi tiến hành cho học sinh xác định bộ phận chính trong từng câu kể ấy.

    -Cho học sinh xác định từng bộ phận chính (CN-VN) trong câu kể.

          Muốn xác định đ­ược câu kể đó thuộc kiểu câu nào thì trước tiên các em phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó.

          Khi hướng dẫn học sinh làm loại bài tập này, tôi tiến hành như sau:        

Giáo viên

Học sinh

- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm bộ phận chính thứ nhất (bộ phận chủ ngữ) và bộ phận chính thứ hai (bộ phận vị ngữ) trong câu.

+ Để tìm đ­ược bộ phận CN ta đặt câu hỏi: Trong câu nói đến Ai? (con gì? hoặc cái gì?) bộ phận trả lời câu hỏi này chính là CN.

+ Để tìm bộ phận VN ta đặt câu hỏi "... làm gì?"    "... thế nào?"    "... là gì?" bộ phận trả lời câu hỏi này là VN.

- Bộ phận CN trong câu thường do từ loại nào tạo thành?

- Danh từ.

- Bộ phận VN trong câu do từ loại nào tạo thành?

- Có thể là Động từ, Tính từ hoặc Danh từ.

- Để đặt đ­ược câu hỏi tìm VN ở trên ta căn cứ vào đâu?

- Căn cứ vào từ loại của VN. Nếu:

    + VN có động từ chỉ hoạt động chính thì đặt câu hỏi làm gì?

    + VN có Tính từ chính chỉ đặc điểm, tính chất hoặc động từ chỉ trạng thái thì đặt câu hỏi thế nào?

    + VN có từ kết hợp chủ yếu với danh từ thì đặt câu hỏi là gì?

- Vậy muốn tìm bộ phận CN, VN trong câu ta phải làm gì?

- Ta phải đặt câu hỏi tìm CN, đặt câu hỏi tìm VN như hư­ớng dẫn ở trên.

-> Đặt câu hỏi như vậy cũng giúp chúng ta tránh được không nhầm thành phần phụ (Trạng ngữ) thành CN.

 

          Qua cách hướng dẫn như vậy, học sinh đã nhận thấy giữa từ loại và cách đặt câu hỏi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi một từ loại ứng với một câu hỏi và ngược lại với mỗi một câu hỏi căn cứ vào một từ loại.

            Sau đó tôi đưa ra ví dụ yêu cầu các em xác định bộ phận CN, VN trong từng câu sau:

Ví dụ:

a, Em Hoài xâu kim cho bà.

b, Hoa giấy đẹp một cách giản dị.

c, Ông Ba trầm ngâm.

d, Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa.

      Đa số các em xác định đúng nh­ư sau:

                   a, Em Hoài xâu kim cho bà.

                          CN           VN

b, Hoa giấy đẹp một cách giản dị.

       CN                VN

c, Ông Ba trầm ngâm.

     CN         VN

d, Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa.

CN                       VN

          Khi học sinh xác định xong, tôi đặt câu hỏi củng cố, khắc sâu kiến thức: Vì sao em xác định đ­ược như vậy? Các em đã trả lời được:

Ở câu (a):    + Trong câu nói tới Em Hoài, vậy Em Hoài là CN

          + Căn cứ vào từ xâu là động từ chỉ hoạt động chính nên em đặt câu hỏi làm gì? bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là VN. Vậy VN là: xâu kim giúp bà.

Ở câu (b):    + Trong câu nói tới Hoa giấy, vậy Hoa giấy là CN.

          + Căn cứ vào từ đẹp là tính từ chính nên em đặt câu hỏi thế nào? (Hoa giấy thế nào?) bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là VN. Vậy VN là: đẹp một cách giản dị.

Ở câu (c):    + CN là Ông BaÔng Ba trả lời câu hỏi: Trong câu  nói tới ai?

          + Căn cứ vào từ trầm ngâm là động từ chỉ trạng thái vì vậy em đặt câu hỏi thế nào? bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là VN. Vậy VN của câu này là trầm ngâm.

Ở câu (d):    + Trong câu nói tới Tô Ngọc Vân, vậy Tô Ngọc Vân là CN.

          + Căn cứ vào từ kết hợp với danh từ nghệ sĩ nên em đặt câu hỏi là gì? bộ phận trả lời câu hỏi là gì? là VN. Do vậy VN của câu một nghệ sĩ tài hoa.

          Khi học sinh biết cách đặt câu hỏi tìm CN, VN tức là học sinh đã phần nào hiểu đ­ược cấu trúc của từng kiểu câu. Do vậy sau khi học sinh xác định

đ­ược CN - VN trong câu, tôi tiếp tục h­ướng dẫn học sinh nắm chắc cấu trúc của

ba kiểu câu đó.

    - Cho học sinh nắm chắc cấu trúc cơ bản của hai kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào ?.

          Các em đã biết mỗi kiểu câu có một cấu trúc riêng. Lúc này tôi yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc của từng kiểu câu kể:

        + Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:

          CN trả lời câu hỏi Ai? (con gì?). Vì vậy CN th­ường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

          VN trả lời câu hỏi làm gì?. Vì vậy CN là động từ (cụm động từ) tạo thành.

        + Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

          CN trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy CN thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

          VN trả lời câu hỏi thế nào?. Vì vậy VN th­ường do tính từ (cụm tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái) tạo thành.

         * Lưu ý học sinh:

         - Trong cụm từ bao giờ cũng phải có từ chính. Cụ thể trong cụm danh từ phải có danh từ chính, trong cụm động từ phải có động từ chính, trong cụm tính từ phải có tính từ chính. Ví dụ cụm động từ: xâu kim cho bà có động từ chính là xâu.

         - Câu hỏi Ai? trong từng kiểu câu phải hiểu đó chính là cách nói gộp bao gồm cả câu hỏi Cái gì? hoặc Con gì?.

       Tiếp theo tôi h­ướng dẫn học sinh trình bày lại dưới dạng ngắn gọn để học sinh dễ nhớ:

CN

VN

Thuộc kiểu câu

Ví dụ

 - Chỉ người (vật được nhân hoá)

 - Do danh từ (cụm danh từ tạo thành)

 

 

- Trả lời câu hỏi: Ai hoặc con gì?(không hỏi cái gì?)

- Chỉ hoạt động

 

 

- Do động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động tạo thành.

- Trả lời câu hỏi làm gì?

 -> Ai làm gì?

 Em đọc sách.

 Chim hót trên cành.

 Chị gió đang nô đùa cùng với những cánh bướm.

- Chỉ tất cả sự vật.

 

 

- Do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

 

 

 

 

- Trả lời cho tất cả các câu hỏi Ai (cái gì? hoặc con gì?)

- Chỉ tính chất (đặc điểm, trạng thái).

- Do tính từ (cụm tính từ) hoặc động từ (cụm động từ) chỉ trạng thái tạo thành.

- Trả lời câu hỏi thế nào?

-> Ai thế nào?

 Ớt rất cay.

 Mỏ đại bàng dài và

cứng.

 Em vui mừng khi

 được điểm 10.

 

Tôi khắc sâu kiến thức cho các em bằng câu hỏi: Trong ba kiểu câu kể trên khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào? 

    Qua đó học sinh đã rút ra đ­ược: Trong hai kiểu câu kể trên khác nhau chủ yếu ở bộ phận VN. Cụ thể:

Trong câu kể Ai làm gì? thì VN phải là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động.

 Trong câu kể Ai thế nào? thì VN là tính từ (cụm tính từ) hoặc động từ (cụm động từ) chỉ trạng thái (ngoài ra còn có những trường hợp khác tôi trình bày sau khi học sinh đã nắm chắc được cấu trúc cơ bản của ba kiểu câu đó).

           Còn bộ phận CN chỉ lưu ý ở kiểu câu Ai làm gì? CN không là vật vô tri

 vô giác (không là vật được nhân hóa)

     Sau khi học sinh đã nắm chắc cấu trúc của hai kiểu câu kể trên, tôi đ­ưa ra những câu có thể coi là trường hợp đặc biệt vì nó không nằm trọn trong cấu trúc học sinh vừa nêu để hướng dẫn các em.

    - Giúp học sinh phân biệt những tr­ường hợp đặc biệt.( Dành cho  học sinh khá, giỏi)

Trường hợp thứ nhất: CN trả lời câu hỏi cái gì? còn vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì?

Ví dụ:          Khung ảnh treo trên tường.

Khi tôi yêu cầu học sinh xác định câu trên thuộc kiểu câu nào, các em biểu hiện ngay sự lúng túng vì nếu đối chiếu với ba cấu trúc trên thì nó không thuộc cấu trúc nào. Các em thấy từ treo chỉ hoạt động nên VN trả lời câu hỏi làm gì? còn CN trả lời câu hỏi cái gì? như vậy câu trên chỉ có bộ phận VN thuộc cấu trúc kiểu câu Ai làm gì? còn bộ phận CN không thuộc cấu trúc đó nên nhiều học sinh đã làm sai. Quả thực đây là tr­ường hợp khó vì động từ treo chỉ hành động bị chuyển đổi ý nghĩa thành động từ chỉ trạng thái khi nó đi với vật vô tri vô giác. Nhưng để giúp học sinh hiểu tôi hướng dẫn như­ sau: Tôi đặt câu hỏi Khung ảnh có tạo ra hoạt động đ­ược không? Vì sao? HS đều hiểu đó là vật vô tri vô giác (bất động vật) bản thân nó không tạo ra hoạt động thì không thể hỏi làm gì? Lúc này tôi giới thiệu ở trường hợp này phải hỏi Khung ảnh thế nào? Do vậy câu trên thuộc kiểu câu Ai thế nào?

Sau đó tôi đ­ưa thêm ví dụ đối chứng: câu “Chúng tôi đẩy thuyền ra khơi đánh cá.” với câu “Sóng đẩy thuyền vào bờ.” để các em phân tích.

   Kết quả các em đã xác định đ­ược:

Chúng tôi/ đẩy thuyền ra khơi đánh cá. -> thuộc kiểu câu Ai làm gì?

Sóng/ đẩy thuyền vào bờ.                           -> thuộc kiểu câu Ai thế nào?

sóng là vật vô tri vô giác không tạo ra hoạt động.

 Và các em đã giải thích đúng.

          Qua các ví dụ trên, tôi đặt câu hỏi để học sinh rút ra ghi nhớ: Trong

tr­ường hợp nào câu văn thuộc kiểu câu Ai thế nào? Các em đã trả lời: VN chỉ hoạt động nhưng CN là vật vô tri vô giác thì cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? Nh­ư vậy CN là vật vô tri vô giác thì không hỏi làm gì? mà hỏi thế nào? Tôi yêu cầu học sinh ghi nhớ và tự lấy ví dụ. Kết quả các em làm tương đối tốt.

 Trường hợp thứ hai: Câu dùng để đánh giá, nhận xét.

Ví dụ 1: Bạn Lan viết đẹp.

Khi xác định kiểu câu này, đa số các em đều cho câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì?

Lúc này tôi nhận xét và nêu câu hỏi: Về mặt cấu trúc, nó thuộc kiểu câu

Ai làm gì? như­ng theo các em thì câu Bạn Lan viết đẹp  muốn nói tới việc Lan đang viết hay nhận xét về kết quả chữ viết của Lan? Khi tôi đặt câu hỏi nh­ư vậy đã có nhiều học sinh đồng ý với ý kiến: Câu đó nhận xét về kết quả  chữ viết của Lan, muốn khen Lan viết đẹp. Vậy muốn khen Lan viết đẹp ta phải đặt câu hỏi nào cho đúng? Khi đó học sinh đã nhận ra đặt câu hỏi Lan thế nào? vậy  Bạn Lan thế nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?

          Ghi nhớ: Câu dùng để đánh giá, nhận xét cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào?

           Trường hợp thứ ba: VN có động từ chỉ sự tồn tại (có, còn, hết ...); Có

động từ chỉ sự biến hoá (trở nên, trở thành, hoá thành ...); hoặc có động từ chỉ sự tiếp thụ (bị, được, phải ...)

          Ví dụ:

          1. Bút của em hết mực.

          2. Hải Hà còn 3 quyển vở.

          3. Biển có tiếng động mạnh.

          4. Chúng em trở thành đội viên.

          5. Sang tháng 6, chúng em được nghỉ hè.

          6. Em bị điểm 5.

          7. Tôi có nhiều tiền.

          Ở tr­ường hợp này học sinh lúng túng nhất vì ở VN có động từ nhưng không phải là động từ chỉ hoạt động hay động từ chỉ trạng thái. Lúc này tôi giới thiệu thêm cho học sinh biết những động từ đó và yêu cầu học sinh ghi nhớ những trường hợp trong câu mà VN có động từ chỉ sự tồn tại, biến hoá hoặc tiếp thụ thì câu đó cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? sau đó tôi cũng cho học sinh lấy ví dụ để khắc sâu điều tôi vừa giới thiệu.

           Trường hợp thứ tư­: VN là một hình ảnh so sánh.

Ví dụ 1: Cựa chú gà trống dài như quả ớt.

          Để học sinh hiểu được tôi h­ướng dẫn như­ sau:

          Cựa chú gà trống đ­ược so sánh với gì? (như quả ớt)

Quả ớt như thế nào? (cong như­ dấu hỏi)

Tức là cựa chú gà trống như­ thế nào? (cong)

Cong thuộc từ loại nào? (tính từ chỉ đặc điểm)

Vậy câu đã cho thuộc kiểu câu nào? (Ai thế nào?)

T­ương tự như vậy tôi đưa thêm ví dụ để học sinh phân tích.

Ví dụ 2: Cô ấy như­ nàng tiên.

Ví dụ 3: Cặp mỏ chích bông như­ hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

Dựa vào ví dụ 1 học sinh đã phân tích được:

               Cô ấy đư­ợc so sánh với nàng tiên nghĩa là muốn nói cô ấy đẹp. Vì vậy ví dụ 2 thuộc kiểu câu Ai thế nào?

              Cặp mỏ chích bông đ­ược so sánh với hai mảnh vỏ trấu chắp lại, nghĩa là cặp mỏ chích bông bé. Vậy ví dụ 3 cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào?

Từ ba ví dụ trên, học sinh cũng đã rút ra được ghi nhớ: VN là một hình ảnh so sánh thì câu đó cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? và học sinh đã tự lấy ví dụ đúng.

          Trường hợp thứ năm: Một câu có hai khả năng trả lời câu hỏi (thế nào?

 hoặc làm gì?)

          Ví dụ 1: Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên ng­ười thân, chỉ dám đi từng bư­ớc nhẹ.

          Khi yêu cầu học sinh xác định câu văn trên thuộc kiểu câu nào, khoảng một nửa số học sinh xác định câu văn này thuộc kiểu câu Ai thế nào? (Nhóm 1)

còn một nửa số học sinh xác định thuộc kiểu câu Ai làm gì? (Nhóm 2)

          Khi được hỏi: Các em căn cứ vào đâu để xác định được như vậy?

          Nhóm học sinh 1 giải thích như­ sau: Căn cứ vào từ bỡ ngỡ là từ chỉ trạng thái của mấy cậu học trò mới.

Nhóm học sinh 2 giải thích: Căn cứ từ đứng nép chỉ hoạt động của mấy cậu học trò mới.

           Lúc này tôi nhận xét và h­ướng dẫn như sau: Các em xác định đều có căn cứ nh­ưng câu văn này muốn nhấn mạnh hoạt động hay trạng thái của mấy cậu học trò mới?

          Tôi gợi ý như vậy nhiều em đã trả lời: Câu này muốn nhấn mạnh hoạt động của mấy cậu học trò mới. Vậy VN nên đặt câu hỏi nào? (làm gì?). Do đó câu văn trên thuộc kiểu câu Ai làm gì?

          Sau khi hướng dẫn học sinh cách xác định ví dụ 1, tôi đưa ví dụ 2 để học sinh phân tích lựa chọn kiểu câu.

          Ví dụ 2: Con chó chậm rãi bước lại gần con sẻ non.

          Sang ví dụ 2 học sinh dễ dàng xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? vì các em cho rằng câu văn muốn nhấn vào hoạt động của con chó.

          Để rèn kĩ năng xác định tốt hơn, tôi đưa tiếp ví dụ 3.

          Ví dụ 3: Hải hồi hộp bư­ớc vào phòng thi.

          Ở ví dụ này cũng vừa có động từ chỉ trạng thái hồi hộp vừa có động từ chỉ hoạt động bước vào, như­ng học sinh đã biết dựa vào nội dung của câu văn để xác định kiểu câu. Và cho rằng câu văn ở ví dụ 3 thuộc kiểu câu Ai thế nào? vì câu văn muốn nói tới tâm trạng, trạng thái của Hải khi vào phòng thi.

          Qua ba ví dụ trên tôi đặt câu hỏi chú ý: Khi câu văn vừa có khả năng trả lời câu hỏi làm gì? vừa có khả năng trả lời câu hỏi thế nào? thì ta căn cứ vào đâu để xác định kiểu câu cho hợp lí? Học sinh đã rút ra đư­ợc ghi nhớ: Căn cứ vào nội dung câu văn đó để xác định kiểu câu.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Dạy học là cả một quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cả về trí tuệ , tình cảm và thể chất cho học sinh. Hành trang cho các em bước vào  cuộc sống học tập, lao động sau này chính là vốn tri thức và kĩ năng cơ bản mà nhà trường Tiểu học đã vun đắp cho các em. Dạy kiến thức Tiếng Việt là bồi dưỡng thêm nét đẹp về tâm hồn. Giúp các em thêm yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì vậy, dạy luyện từ và câu nói chung, dạy cho học sinh lớp 4 kỹ năng phân biệt câu Ai làm gì? Ai thế nào? không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của học sinh, kết hợp  với lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ của giáo viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Thông qua các biện pháp tôi đã giảng dạy tại lớp và kết quả đạt được ,tôi nhận thấy biện pháp giúp học sinh phân biệt câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?  có khả năng áp dụng cho giáo viên dạy lớp 4, học sinh lớp 4.  

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

         Giáo viên có thêm kiến thức về kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào?,  làm giàu thêm vốn từ của bản thân, tích lũy thêm vốn kiến thức, tự tin trong giảng dạy, nhằm góp phần cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục để tạo ra những sản phẩm là học sinh có đủ kiến thức sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức cao hơn, khó hơn, phù hợp với sự phát triển đi lên trong xã hội Việt Nam hội nhập và phát triển.

Áp dụng với đối tượng học sinh có tiềm năng về văn học giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển năng lực, tư duy, nhân cách cho các em, để các em phát triển một cách toàn diện.

Chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng đã tiến bộ rõ rệt, HS hoàn thành được các bài tập có liên quan đến kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? nhanh, chính xác, góp phần  phân biệt ba kiểu câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, vốn từ phong phú, viết văn trôi chảy hơn, diễn đạt mạch lạc, dòng văn giàu cảm xúc và có hệ thống hơn. §iÒu ®ã ®­îc thÓ hiÖn ë chÊt l­îng m«n TiÕng Viªt cña líp t«i phô tr¸ch.Cụ thể là:

      Trong mấy năm học gần đây, chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi đều đỗ 100% trong đó riêng  kiến thức luyện từ và câu của các em chắc chắn, nội dung kiến thức đọc hiểu có liên quan đến kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào? dù ở mức độ nào cũng được các em hoàn thành nhanh chóng, chính xác.  Qua đợt kiểm tra định kì học kì II năm học 2018 - 2019 này, lớp tôi có 70,9% HS đạt điểm 9 - 10 môn Tiếng Việt.

Víi viÖc yªu thÝch ph©n m«n luyện từ và câu còng nh­ m«n TiÕng ViÖt, häc sinh ®­îc n©ng cao dÇn kh¶ n¨ng c¶m thô c¸i ®Ñp, tr©n träng nh÷ng c©u v¨n, ®o¹n v¨n, bµi v¨n hay, tõ ®ã c¸c em cµng thªm yªu quª h­¬ng ®Êt n­íc m×nh vµ cao h¬n c¶ lµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch toµn diÖn.

3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến làn đầu (nếu có): (là những người tham gia áp dụng giải pháp mới cùng với tác giả, không phải là đồng tác giả)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nơi công tác

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

1

Khiếu Thị Tươi

1974

Trường TH Tây Giang

GV

ĐH

Áp dụng PP

2

Trần Tố Uyên

1978

Trường TH Tây Giang

GV

Áp dụng PP

3

Đỗ Thị Thúy

1973

Trường TH Tây Giang

PHT

ĐH

Dự giờ, tư vấn

3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

     *  Về phía giáo viên:

      Theo tôi, để dạy tốt mảng kiến thức này nói riêng và trong quá trình dạy học nói chung ng­ười giáo viên cần phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để:

    - Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, các bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt, Thực hành Tiếng Việt.

   - Có một hệ thống kiến thức liền mạch, vững vàng.

   - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo hứng thú trong học tập để học sinh phát huy hết khả năng tìm tòi kiến thức mới.

   - GV chỉ là người  tổ chức điều khiển, mọi học sinh đều được hoạt động và phát triển. Giáo viên cần  khích lệ kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong viết học tập. 

    - Mỗi bài dạy cần phải mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh để làm tiền đề cho bài sau.

    - Tích cực tham gia các chuyên đề, dự giờ học hỏi chuyên môn.Dạy học đúng với chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phát triển câu hỏi, bài tập với từng đối tượng học sinh.Giúp học sinh yếu, khuyết tật giải hết các bài tập trong sách giáo khoa.Mở rộng, nâng cao đối với những học sinh khá, giỏi.

     Ngoài ra, giáo viên cần trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh về năng lực và ý thức học tập của các em. Động viên phụ huynh mượn hoặc mua sách tham khảo cho các em đặc biệt là các em  học sinh giỏi. Luôn phát động tới các em duy trì việc xây dựng tủ sách dùng chung để các em được đọc nhiều sách hơn.

 * Về phía học sinh:

      - Luôn có ý thức tự rèn:  mượn sách tham khảo để tranh thủ đọc, tích lũy “vốn từ” vào sổ tay mỗi khi đọc xong một câu chuyện hay một bài văn. Có ý thức đặt câu hỏi và tự trả lời ở mọi nơi, mọi lúc, câu hỏi nào không trả lời được sẽ ghi nhớ , nhờ thầy cô giảng giải giúp.

     - Cần rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn và say mê luyện tập.

     - Luôn có tính tự giác, tính kỉ luật cao trong học tập.

  * Về cơ sở vật chất.

     - Phòng thư viện có nhiều tập san, báo chí, sách tham khảo...

     - Đồ dùng, sách thiết bị đầy đủ nội dung theo yêu cầu bài học, đẹp mắt.

  * Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự phối kết hợp của các tổ chức, cha mẹ học sinh.

          - Ban giám hiệu tổ chức nhiều  chuyên đề dạy Luyện từ và câu.

          - Dự giờ các tiếp Luyện từ và câu để giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề và có thêm một số kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn.

          - Bên cạnh đó, phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn giáo viên chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm.

          - Phụ huynh mua đầy đủ sách vở cần thiết cho con em mình. Khuyến khích động viên, khen thưởng khi con học tập có nhiều tiến bộ.

4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai, nếu sai, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

 

                                                      Tây Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2019

 

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

 

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

 

 

 

Trần Thị Hồng Thắm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I - THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh phân biệt câu kể Ai làm gì ? và câu kể Ai thế nào ?

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.

3. Tác giả:

Họ và tên:   Trần Thị Hồng Thắm                                 Giới tính: nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 1-11-1975

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm

Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tây Giang

Điện thoại:  0358125765

Email:tranthihongthamtaygiang@gmail.com

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:100 %

4. Đồng tác giả ( Không có):

Họ và tên:                                         Giới tính:

Ngày, tháng, năm sinh:

Trình độ chuyên môn:

Chức vụ:

Đơn vị công tác:

Điện thoại:                                        Email:

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:                %

5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ( Không có):

Tên đơn vị:

Địa chỉ:

Điện thoại:

6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường Tiểu học Tây Giang

Địa chỉ: Thôn Nam, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Điện thoại:

7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: tháng 9/2017.

II - BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 phân biệt câu kể Ai làm gì ? và câu kể Ai thế nào ?

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.

3. Mô tả bản chất của sáng kiến:

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:

      Trong các bậc học, bậc Tiểu học được xác định là “Bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân".  Đây chính là bậc học phổ cập tạo tiền đề cho các bậc học khác. Mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện". Mục tiêu giáo dục của nhà trường Tiểu học được cụ thể hoá ở từng môn học, từng lớp học, từng hoạt động trong suốt bậc học. Mỗi môn học đều góp phần việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Môn Tiếng Việt là một trong những môn cơ bản, quan trọng nhất trong chương trình Tiểu học, vì chỉ có học tốt Tiếng Việt các em mới có điều kiện để học tập, tư duy và giao tiếp và phát triển cuộc sống. Môn học này trong trường Tiểu học chiếm một khối lượng kiến thức lớn nhất và thời lượng nhiều nhất so với các môn học khác. Trong đó Luyện từ và câu là một phân môn khá quan trọng trong bộ môn Tiếng Việt, phân môn này đã cung cấp cho học sinh các đơn vị của ngôn ngữ: tiếng, từ, ngữ, câu, cách phân loại từ, câu, giúp học sinh chọn từ ngữ chuẩn diễn đạt ngắn gọn, đủ ý, giữ phép lịch sự trong giao tiếp... như vậy người nghe, người đọc hiểu đúng thông tin.

       Phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học nói chung và trong chương trình lớp 4 nói riêng rất chú trọng đến việc dạy câu. Vì câu diễn đạt được một ý trọn vẹn. Khi nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được. Ở lớp 4 các em được học các loại câu: Câu hỏi, câu kể, câu khiến, câu cảm.Trong đó câu kể được chia thành ba kiểu câu: Câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Ba kiểu câu này được coi là ba kiểu câu cơ bản. Trong giao tiếp cũng như tạo lập các văn bản, ba kiểu câu ấy được sử dụng rất nhiều và thường xuyên, mà mỗi kiểu câu đều có một chức năng riêng.

        Học sinh được làm quen với câu kể Ai làm gì? Và Ai thế nào? từ lớp Hai, lớp Ba. Lên lớp Bốn, hai kiểu câu này xuất hiện trong chương trình sách giáo khoa với yêu cầu  cao hơn cả lý thuyết và bài tập thực hành:

+) Ở lớp Bốn, nội dung giảng dạy về hai kiểu câu đó thể hiện ở 8 tiết (Từ tuần 16 đến tuần 22). Nội dung của các kiểu câu kể được khai thác rất cụ thể:

-Khái niệm

-Chủ ngữ

-Vị ngữ.

     Nếu chỉ trung thành với nội dung, chương trình SGK thì học sinh khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa kiểu câu kể Ai làm gì ? và Ai thế nào ? Khi hoàn thành các bài tập trên sách giáo khoa, vở bài tập, vở thực hành Tiếng Việt, học sinh rất lúng túng, nhiều em đã làm sai. Trong cùng một câu, em thì cho là kiểu câu này, em lại xác định là kiểu câu khác.

    Ngay bản thân giáo viên, nếu không có kiến thức vững vàng, không có sự linh hoạt trong tư duy và phương pháp giảng dạy mà cứng nhắc dựa vào cấu trúc cơ bản của từng kiểu câu đó thì cũng trở nên lúng túng trong việc giúp học sinh phân biệt hai kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?

    Làm thế nào để học sinh lớp 4 dễ dàng nhận diện hai kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ?  Đó là điều trăn trở của nhiều giáo viên. Cũng từ đây, tôi đã nghiên cứu, tìm ra phương pháp dạy mới để học sinh hiểu kỹ, dễ nhớ, nhớ lâu hơn về phần kiến thức phân biệt hai kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?  ”.

3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

- Mục đích của giải pháp:

        Giúp học sinh lớp 4 nâng cao chất lượng học phân môn Luyện từ và câu, có thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa, vở bài tập, vở thực hành để nhận diện, phân biệt câu kể ai làm gì? Ai thế nào ?,  hoàn thành các dạng bài tập có liên quan đến kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào ? Các em học sinh khá, giỏi biết phân loại câu trong các trường hợp đặc biệt.Tiết học nhẹ nhàng, hiệu quả, thiết thực đối với học sinh,  từ đó cung cấp thêm kiến thức và vốn hiểu biết cho các em, giúp các em thực hiện nhiệm vụ học tập của phân môn luyện từ và câu dễ dàng hơn góp phần hình thành nhân cách của học sinh thông qua hoạt động học tập.

- Nội dung giải pháp:

      Để giúp học sinh lớp 4 phân biệt tốt  hai loại câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, tôi đã thực hiện những công việc sau đây:

*Công việc của giáo viên:

    +) Khâu soạn bài :

     - Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài dạy, hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài.

     - Dựa vào Sách giáo viên, tài liệu tham khảo và tình hình nhận thức của học sinh lớp mình để lựa chọn phương pháp thích hợp nhất, sao cho học sinh chủ động lĩnh hội được nội dung bài học.

    +) Khâu chuẩn bị dạy học:

Đây là khâu rất quan trọng để hỗ trợ cho việc dạy và học nên giáo viên phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ xem sử dụng đồ dùng gì, đưa ra vào lúc nào, nhằm mục đích gì để đạt hiệu quả cao nhất.

    +)Khâu giảng dạy

          Dạy đúng chương trình thời khóa biểu của phân môn luyện từ và câu, giúp học sinh nắm vững được khái niệm câu kể Ai làm gì? Ai thế nào ? qua các tiết dạy của tuần 17, tuần 19, tuần 20, tuần 21, tuần 22.  Sau khi được học LTVC đến tuần 22, kết hợp với vốn hiểu biết của mình, những kiến thức đã học, học sinh nắm được khái niệm, cấu tạo của kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ?

         Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu của bài tập trong các tiết nêu trên bằng nhiều hình thức như: Đọc tài liệu, trao đổi thảo luận nhóm, làm bài cá nhân trên vở bài tập, trình bày bài làm để các bạn nhận xét, góp ý.....

        Trong các tiết rèn Tiếng Việt hoặc phần thời gian để củng cố kiến thức của các tiết ôn tập tôi hướng dẫn học sinh một số căn cứ và kỹ năng phân biệt mẫu câu kể Ai thế nào như sau:

    +Căn cứ thứ nhất:Câu kiểu Ai thế nào ? là câu có một bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? và một bộphận trả lời câu hỏi thế nào ?
    + Căn cứ thứ 2:Bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là những từ chỉ sự vật cụ thể là những từ chỉ người, con vật, đồ vật, cây cối... và thường đứng ở đầu câu( đối với những câu không có phần phụ) - vì ở lớp 2- 3 các em chưa biết khái niệm danh từ.Bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là những từ cụm từ trong đó từ chính là từ chỉ đặc điểm, tính chất( vì các em chưa biết khái niệm tính từ ), từ chỉ trạng thái. Bộ phận này thường đứng sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai?
    + Căn cứ thứ 3:Câu kiểu Ai thế nào ? thường dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, đồ vật, con vật, cây cối, hiện tượng.
    * Một số lưu ý:
       Có những câu các em thấy có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nhưng câu đó không phải là kiểu câu Ai thế nào?
VD 1: Đàn bò thung thăng gặm cỏ.
Các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ nhầm lẫn, cho rằng đó là câu kiểu Ai thế nào ?
Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò làm gì? (Đàn bò thung thăng gặm cỏ. hợp lí.
Đàn bò thế nào? không có câu trả lời hợp lí.
         Mặt khác tôi hướng dẫn học sinh xác định từ chỉ hoạt động chính ở đây là gặm còn thung thăng chỉ là từ bổ nghĩa cho gặm. Để khẳng định đó là từ chủ đạo tôi hướng dẫn học sinh bỏ đi một trong hai từ, từ nào bỏ đi rồi mà câu đó vẫn rõ nghĩa thì từ bỏ đi là phụ còn từ nào bỏ đi mà câu đó không rõ nghĩa thì từ bỏ đi là chính.
VD: Đàn bò thung thăng cỏ.
 chưa rõ nghĩa.
       Đàn bò gặm cỏ.  rõ nghĩa dễ hiểu hơn.
Vậy trong câu này có từ thung thăng là từ chỉ trạng thái nhưng không phải là từ chính trong phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? mà gặm mới là từ chỉ hoạt động chính.
Theo các căn cứ ta khẳng định nó không phải là câu kiểu Ai thế nào ?
Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì ? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào ?
VD 2: Bé Lan bi bô cất tiếng gọi mẹ.
      Hướng dẫn tương tự như trên ta thấy đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải là câu kiểu Ai thế nào?, mặc dù có từ chỉ đặc điểm là bi bô.
     Có những câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng nó vẫn là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Quả khế này ăn rất chua.
     Câu này có từ chỉ hoạt động ăn đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất rất chua. Nhưng ăn không phải là hoạt động của quả khế.
Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để khẳng định:
Quả khế này làm gì? không có câu trả lời hợp lí.
Quả khế này thế nào? có câu trả lời hợp lí là: Quả khế này ăn rất chua.
Vậy câu đó là câu kiểu Ai thế nào?
     Một số câu có thành phần trạng ngữ đứng trước, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân câu trả lời câu hỏi Ai ?, thế nào?
VD: Đêm trăng, biển yên tĩnh.
      Trước mặt tôi, dòng sông rộng mênh mông.
      Tôi hướng dẫn học sinh thấy dấu phẩy ngăn cách một nhóm từ không có từ chỉ sự vật hoặc không phải là đối tượng có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau đó với một từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau thì nhóm từ trên chỉ là phần phụ, từ chỉ sự vật có đặc điểm tính chất hoặc trạng thái phía sau mới là phần trả lời câu hỏi Ai?
     Một số câu có bộ phận bổ sung ý nghĩa cho từ chỉ sự vật (định ngữ ) làm học sinh khó xác định đúng bộ phận trả lời câu hỏi Ai ?
VD: Vườn hoa của nhà Lan rất đẹp.
       Với câu này học sinh thường xác định bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? là vườn hoa. Tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi để tìm bộ phận trả lời câu hỏi ai như sau:
Tôi đưa ra câu hỏi: Vườn hoa thế nào ? để học sinh trả lời.
Khi đó bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là của nhà Lan rất đẹp .
Không hợp lí. Lúc đó tôi khẳng định của nhà Lan là phần phụ giải thích rõ cho ta thấy Vườn hoa của ai rất đẹp. Ta phải đưa của nhà Lan vào bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? Khi đó câu hỏi đúng là: Vườn hoa của nhà Lan thế nào? và bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? sẽ là: rất đẹp hợp lí.
      Có những câu có từ chỉ hoạt động ở bộ phận không phải trả lời câu hỏi Ai? và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái nhưng nó là câu kiểu Ai thế nào?
VD: Những cánh hoa rơi lả tả.
Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.

     Trong hai câu này có từ rơi, phủ là từ chỉ hoạt động nhưng không có từ chỉ đặc điểm tính chất hoặc trạng thái vậy ta không thể xác định ngay là câu kiểu Ai thế nào? mà dễ xác định nó là câu kiểu Ai làm gì?
Để học sinh khỏi nhầm lẫn tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi:
Những cánh hoa làm gì? Câu trả lời không hợp lí.
Những cánh hoa thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Những cánh hoa rơi lả tả.
Chú gà trống nhà em làm gì? Không thể trả lời là chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.
Chú gà trống nhà em thế nào? ta có thể trả lời được, hợp lí: Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.
Hơn nữa rơi không phải là hoạt động mà Những cánh hoa chủ động làm được hoặc đang làm, phủ không phải là hoạt động mà chú gà trống nhà em chủ động làm được hoặc đang làm. Các câu đó miêu tả đặc điểm, trạng thái của chú gà trống và những cánh hoa.
Vậy các câu đó không phải là câu kiểu Ai làm gì ? mà là câu kiểu Ai thế nào?
    Một số câu kiểu Ai thế nào? có từ chỉ hoạt động là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai ? làm học sinh nhầm lẫn đó là câu kiểu Ai làm gì ? và xác định nhầm các bộ phận câu.
VD1: Tiếng suối chảy rì rào.
     Trong câu này có từ chỉ hoạt động chảy ngay sau bộ phận trả lời câu hỏi Ai? nên nhiều học sinh xác định câu này là câu kiểu Ai làm gì ? vì học sinh đặt câu hỏi Cái gì ? làm gì ?
      Học sinh xác định như vậy là sai. Tôi hướng dẫn học sinh như sau:Tiếng suối chỉ âm thanh mà tai ta nghe được vậy nó có chảy được không? (không). Khi đó chảy phải đi với tiếng suối để bổ nghĩa cho tiếng suối, ta có Tiếng suối chảy là bộ phận trả lời câu hỏi Ai( Cái gì)?. Phần còn lại là từ chỉ đặc điểm tính chất nên ta xác định được:
Tiếng suối chảy rì rào.
Cái gì ? thế nào?
Để kiểm tra lại tôi hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi cho các bộ phận câu: Cái gì rì rào? (tiếng suối chảy)
Tiếng suối chảy thế nào? (rì rào)
Các câu hỏi đặt ra đều có câu trả lời hợp lí. Vậy câu trên là câu kiểu Ai thế nào?
VD2: Mẹ em như một cô tiên dịu dàng và chăm chỉ.
     Tôi hướng dẫn học sinh tương tự như trên để học sinh xác định được câu đó là câu kiểu Ai thế nào ?
     Câu kiểu Ai thế nào? không phải là câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào ?
     Một số học sinh thường nhầm câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào? là câu kiểu Ai thế nào? Thực tế câu có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào thường là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ?
VD2: Bạn Thanh Hoa là người rất chăm chỉ.
     Tôi hướng dẫn học sinh xác định các bộ phận câu: Bạn Thanh Hoa là bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Phần còn lại là: là người rất chăm chỉ có từ là đứng đầu và câu này dùng để giới thiệu về Bạn Thanh Hoa, từ chỉ đặc điểm tính chất (rất) chăm chỉ chỉ là phần phụ nói rõ Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? Câu này là câu kiểu Ai là gì?. Rất chăm chỉ chỉ là bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?: Bạn Thanh Hoa là người như thế nào? (rất chăm chỉ ).
    Tôi nhấn mạnh, cho học sinh thấy cả hai câu trên đều có từ chỉ đặc điểm tính chất nhưng không phải là câu kiểu Ai thế nào? mà là câu kiểu Ai làm gì?, Ai là gì ? có bộ phận trả lời câu hỏi như thế nào?
     Một số câu có từ chỉ đặc điểm tính chất là phần phụ định ngữ bổ nghĩa cho từ chỉ sự vật ở bộ phận trả lời câu hỏi Ai? của câu kiểu Ai làm gì? nhưng học sinh lại nhầm đó là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào trong câu Ai thế nào?
VD: Đàn bò của anh Hồ Giáo lông mượt như tơ đang gặm cỏ.
    Học sinh thường xác định Đàn bò là bộ phận trả lời câu hỏi Ai(cái gì ,con gì)? còn lông mượt như tơ đang gặm cỏ là bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? Khi đó tôi yêu cầu học sinh đặt câu hỏi: Đàn bò thế nào? (lông mượt như tơ đang gặm cỏ) không hợp lí.
     Tôi hướng dẫn học sinh xác định câu này muốn nói với chúng ta Đàn bò ấy đang gặm cỏ. Hoạt động chính là đang gặm cỏ còn lông mượt như tơ chỉ là đặc điểm của Đàn bò đang gặm cỏ, lông mượt như tơ chỉ là phần phụ bổ nghĩa cho Đàn bò của anh Hồ Giáo. Vậy câu đó là câu kiểu Ai làm gì? chứ không phải câu kiểu Ai thế nào?

* Công việc đối với học sinh

   - Yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể:

     Khi yêu cầu học sinh xác định đúng câu kể, tôi đặt câu hỏi như­ sau: Muốn xác định câu kể ta dựa vào đâu? Học sinh đã trả lời đư­ợc:

          - Dựa vào hình thức câu kể: Cuối câu kể có dấu chấm.

          - Dựa vào mục đích nói của câu kể để: Kể, tả, giới thiệu hoặc nhận xét.

        Có như vậy học sinh mới không bị nhầm câu kể với các câu khác.

          Ví dụ: Hãy xác định các câu kể trong đoạn văn sau:

(1)Ôi chao! (2)Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (3)Màu vàng trên

lưng chú lấp lánh. (4)Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. (5)Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như­ thuỷ tinh.

Học sinh cho rằng: Câu (1), (2) không phải là câu kể vì cuối hai câu này không phải là dấu chấm. Câu (3), (4), (5) là câu kể vì cuối câu có dấu chấm và cả ba câu này dùng để tả chú chuồn chuồn nước.

          Như vậy học sinh đã làm đúng.

Sau khi học sinh đã xác định được câu kể, tôi tiến hành cho học sinh xác định bộ phận chính trong từng câu kể ấy.

    -Cho học sinh xác định từng bộ phận chính (CN-VN) trong câu kể.

          Muốn xác định đ­ược câu kể đó thuộc kiểu câu nào thì trước tiên các em phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ trong câu đó.

          Khi hướng dẫn học sinh làm loại bài tập này, tôi tiến hành như sau:        

Giáo viên

Học sinh

- Yêu cầu học sinh nêu cách tìm bộ phận chính thứ nhất (bộ phận chủ ngữ) và bộ phận chính thứ hai (bộ phận vị ngữ) trong câu.

+ Để tìm đ­ược bộ phận CN ta đặt câu hỏi: Trong câu nói đến Ai? (con gì? hoặc cái gì?) bộ phận trả lời câu hỏi này chính là CN.

+ Để tìm bộ phận VN ta đặt câu hỏi "... làm gì?"    "... thế nào?"    "... là gì?" bộ phận trả lời câu hỏi này là VN.

- Bộ phận CN trong câu thường do từ loại nào tạo thành?

- Danh từ.

- Bộ phận VN trong câu do từ loại nào tạo thành?

- Có thể là Động từ, Tính từ hoặc Danh từ.

- Để đặt đ­ược câu hỏi tìm VN ở trên ta căn cứ vào đâu?

- Căn cứ vào từ loại của VN. Nếu:

    + VN có động từ chỉ hoạt động chính thì đặt câu hỏi làm gì?

    + VN có Tính từ chính chỉ đặc điểm, tính chất hoặc động từ chỉ trạng thái thì đặt câu hỏi thế nào?

    + VN có từ kết hợp chủ yếu với danh từ thì đặt câu hỏi là gì?

- Vậy muốn tìm bộ phận CN, VN trong câu ta phải làm gì?

- Ta phải đặt câu hỏi tìm CN, đặt câu hỏi tìm VN như hư­ớng dẫn ở trên.

-> Đặt câu hỏi như vậy cũng giúp chúng ta tránh được không nhầm thành phần phụ (Trạng ngữ) thành CN.

 

          Qua cách hướng dẫn như vậy, học sinh đã nhận thấy giữa từ loại và cách đặt câu hỏi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi một từ loại ứng với một câu hỏi và ngược lại với mỗi một câu hỏi căn cứ vào một từ loại.

            Sau đó tôi đưa ra ví dụ yêu cầu các em xác định bộ phận CN, VN trong từng câu sau:

Ví dụ:

a, Em Hoài xâu kim cho bà.

b, Hoa giấy đẹp một cách giản dị.

c, Ông Ba trầm ngâm.

d, Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa.

      Đa số các em xác định đúng nh­ư sau:

                   a, Em Hoài xâu kim cho bà.

                          CN           VN

b, Hoa giấy đẹp một cách giản dị.

       CN                VN

c, Ông Ba trầm ngâm.

     CN         VN

d, Tô Ngọc Vân là một nghệ sĩ tài hoa.

CN                       VN

          Khi học sinh xác định xong, tôi đặt câu hỏi củng cố, khắc sâu kiến thức: Vì sao em xác định đ­ược như vậy? Các em đã trả lời được:

Ở câu (a):    + Trong câu nói tới Em Hoài, vậy Em Hoài là CN

          + Căn cứ vào từ xâu là động từ chỉ hoạt động chính nên em đặt câu hỏi làm gì? bộ phận trả lời câu hỏi làm gì? là VN. Vậy VN là: xâu kim giúp bà.

Ở câu (b):    + Trong câu nói tới Hoa giấy, vậy Hoa giấy là CN.

          + Căn cứ vào từ đẹp là tính từ chính nên em đặt câu hỏi thế nào? (Hoa giấy thế nào?) bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là VN. Vậy VN là: đẹp một cách giản dị.

Ở câu (c):    + CN là Ông BaÔng Ba trả lời câu hỏi: Trong câu  nói tới ai?

          + Căn cứ vào từ trầm ngâm là động từ chỉ trạng thái vì vậy em đặt câu hỏi thế nào? bộ phận trả lời câu hỏi thế nào? là VN. Vậy VN của câu này là trầm ngâm.

Ở câu (d):    + Trong câu nói tới Tô Ngọc Vân, vậy Tô Ngọc Vân là CN.

          + Căn cứ vào từ kết hợp với danh từ nghệ sĩ nên em đặt câu hỏi là gì? bộ phận trả lời câu hỏi là gì? là VN. Do vậy VN của câu một nghệ sĩ tài hoa.

          Khi học sinh biết cách đặt câu hỏi tìm CN, VN tức là học sinh đã phần nào hiểu đ­ược cấu trúc của từng kiểu câu. Do vậy sau khi học sinh xác định

đ­ược CN - VN trong câu, tôi tiếp tục h­ướng dẫn học sinh nắm chắc cấu trúc của

ba kiểu câu đó.

    - Cho học sinh nắm chắc cấu trúc cơ bản của hai kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào ?.

          Các em đã biết mỗi kiểu câu có một cấu trúc riêng. Lúc này tôi yêu cầu học sinh nhắc lại cấu trúc của từng kiểu câu kể:

        + Câu kể Ai làm gì? gồm hai bộ phận:

          CN trả lời câu hỏi Ai? (con gì?). Vì vậy CN th­ường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

          VN trả lời câu hỏi làm gì?. Vì vậy CN là động từ (cụm động từ) tạo thành.

        + Câu kể Ai thế nào? gồm hai bộ phận:

          CN trả lời câu hỏi Ai? (cái gì? con gì?). Vì vậy CN thường do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

          VN trả lời câu hỏi thế nào?. Vì vậy VN th­ường do tính từ (cụm tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm động từ chỉ trạng thái) tạo thành.

         * Lưu ý học sinh:

         - Trong cụm từ bao giờ cũng phải có từ chính. Cụ thể trong cụm danh từ phải có danh từ chính, trong cụm động từ phải có động từ chính, trong cụm tính từ phải có tính từ chính. Ví dụ cụm động từ: xâu kim cho bà có động từ chính là xâu.

         - Câu hỏi Ai? trong từng kiểu câu phải hiểu đó chính là cách nói gộp bao gồm cả câu hỏi Cái gì? hoặc Con gì?.

       Tiếp theo tôi h­ướng dẫn học sinh trình bày lại dưới dạng ngắn gọn để học sinh dễ nhớ:

CN

VN

Thuộc kiểu câu

Ví dụ

 - Chỉ người (vật được nhân hoá)

 - Do danh từ (cụm danh từ tạo thành)

 

 

- Trả lời câu hỏi: Ai hoặc con gì?(không hỏi cái gì?)

- Chỉ hoạt động

 

 

- Do động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động tạo thành.

- Trả lời câu hỏi làm gì?

 -> Ai làm gì?

 Em đọc sách.

 Chim hót trên cành.

 Chị gió đang nô đùa cùng với những cánh bướm.

- Chỉ tất cả sự vật.

 

 

- Do danh từ (cụm danh từ) tạo thành.

 

 

 

 

- Trả lời cho tất cả các câu hỏi Ai (cái gì? hoặc con gì?)

- Chỉ tính chất (đặc điểm, trạng thái).

- Do tính từ (cụm tính từ) hoặc động từ (cụm động từ) chỉ trạng thái tạo thành.

- Trả lời câu hỏi thế nào?

-> Ai thế nào?

 Ớt rất cay.

 Mỏ đại bàng dài và

cứng.

 Em vui mừng khi

 được điểm 10.

 

Tôi khắc sâu kiến thức cho các em bằng câu hỏi: Trong ba kiểu câu kể trên khác nhau chủ yếu ở bộ phận nào? 

    Qua đó học sinh đã rút ra đ­ược: Trong hai kiểu câu kể trên khác nhau chủ yếu ở bộ phận VN. Cụ thể:

Trong câu kể Ai làm gì? thì VN phải là động từ (cụm động từ) chỉ hoạt động.

 Trong câu kể Ai thế nào? thì VN là tính từ (cụm tính từ) hoặc động từ (cụm động từ) chỉ trạng thái (ngoài ra còn có những trường hợp khác tôi trình bày sau khi học sinh đã nắm chắc được cấu trúc cơ bản của ba kiểu câu đó).

           Còn bộ phận CN chỉ lưu ý ở kiểu câu Ai làm gì? CN không là vật vô tri

 vô giác (không là vật được nhân hóa)

     Sau khi học sinh đã nắm chắc cấu trúc của hai kiểu câu kể trên, tôi đ­ưa ra những câu có thể coi là trường hợp đặc biệt vì nó không nằm trọn trong cấu trúc học sinh vừa nêu để hướng dẫn các em.

    - Giúp học sinh phân biệt những tr­ường hợp đặc biệt.( Dành cho  học sinh khá, giỏi)

Trường hợp thứ nhất: CN trả lời câu hỏi cái gì? còn vị ngữ trả lời câu hỏi làm gì?

Ví dụ:          Khung ảnh treo trên tường.

Khi tôi yêu cầu học sinh xác định câu trên thuộc kiểu câu nào, các em biểu hiện ngay sự lúng túng vì nếu đối chiếu với ba cấu trúc trên thì nó không thuộc cấu trúc nào. Các em thấy từ treo chỉ hoạt động nên VN trả lời câu hỏi làm gì? còn CN trả lời câu hỏi cái gì? như vậy câu trên chỉ có bộ phận VN thuộc cấu trúc kiểu câu Ai làm gì? còn bộ phận CN không thuộc cấu trúc đó nên nhiều học sinh đã làm sai. Quả thực đây là tr­ường hợp khó vì động từ treo chỉ hành động bị chuyển đổi ý nghĩa thành động từ chỉ trạng thái khi nó đi với vật vô tri vô giác. Nhưng để giúp học sinh hiểu tôi hướng dẫn như­ sau: Tôi đặt câu hỏi Khung ảnh có tạo ra hoạt động đ­ược không? Vì sao? HS đều hiểu đó là vật vô tri vô giác (bất động vật) bản thân nó không tạo ra hoạt động thì không thể hỏi làm gì? Lúc này tôi giới thiệu ở trường hợp này phải hỏi Khung ảnh thế nào? Do vậy câu trên thuộc kiểu câu Ai thế nào?

Sau đó tôi đ­ưa thêm ví dụ đối chứng: câu “Chúng tôi đẩy thuyền ra khơi đánh cá.” với câu “Sóng đẩy thuyền vào bờ.” để các em phân tích.

   Kết quả các em đã xác định đ­ược:

Chúng tôi/ đẩy thuyền ra khơi đánh cá. -> thuộc kiểu câu Ai làm gì?

Sóng/ đẩy thuyền vào bờ.                           -> thuộc kiểu câu Ai thế nào?

sóng là vật vô tri vô giác không tạo ra hoạt động.

 Và các em đã giải thích đúng.

          Qua các ví dụ trên, tôi đặt câu hỏi để học sinh rút ra ghi nhớ: Trong

tr­ường hợp nào câu văn thuộc kiểu câu Ai thế nào? Các em đã trả lời: VN chỉ hoạt động nhưng CN là vật vô tri vô giác thì cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? Nh­ư vậy CN là vật vô tri vô giác thì không hỏi làm gì? mà hỏi thế nào? Tôi yêu cầu học sinh ghi nhớ và tự lấy ví dụ. Kết quả các em làm tương đối tốt.

 Trường hợp thứ hai: Câu dùng để đánh giá, nhận xét.

Ví dụ 1: Bạn Lan viết đẹp.

Khi xác định kiểu câu này, đa số các em đều cho câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì?

Lúc này tôi nhận xét và nêu câu hỏi: Về mặt cấu trúc, nó thuộc kiểu câu

Ai làm gì? như­ng theo các em thì câu Bạn Lan viết đẹp  muốn nói tới việc Lan đang viết hay nhận xét về kết quả chữ viết của Lan? Khi tôi đặt câu hỏi nh­ư vậy đã có nhiều học sinh đồng ý với ý kiến: Câu đó nhận xét về kết quả  chữ viết của Lan, muốn khen Lan viết đẹp. Vậy muốn khen Lan viết đẹp ta phải đặt câu hỏi nào cho đúng? Khi đó học sinh đã nhận ra đặt câu hỏi Lan thế nào? vậy  Bạn Lan thế nào thuộc kiểu câu Ai thế nào?

          Ghi nhớ: Câu dùng để đánh giá, nhận xét cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào?

           Trường hợp thứ ba: VN có động từ chỉ sự tồn tại (có, còn, hết ...); Có

động từ chỉ sự biến hoá (trở nên, trở thành, hoá thành ...); hoặc có động từ chỉ sự tiếp thụ (bị, được, phải ...)

          Ví dụ:

          1. Bút của em hết mực.

          2. Hải Hà còn 3 quyển vở.

          3. Biển có tiếng động mạnh.

          4. Chúng em trở thành đội viên.

          5. Sang tháng 6, chúng em được nghỉ hè.

          6. Em bị điểm 5.

          7. Tôi có nhiều tiền.

          Ở tr­ường hợp này học sinh lúng túng nhất vì ở VN có động từ nhưng không phải là động từ chỉ hoạt động hay động từ chỉ trạng thái. Lúc này tôi giới thiệu thêm cho học sinh biết những động từ đó và yêu cầu học sinh ghi nhớ những trường hợp trong câu mà VN có động từ chỉ sự tồn tại, biến hoá hoặc tiếp thụ thì câu đó cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? sau đó tôi cũng cho học sinh lấy ví dụ để khắc sâu điều tôi vừa giới thiệu.

           Trường hợp thứ tư­: VN là một hình ảnh so sánh.

Ví dụ 1: Cựa chú gà trống dài như quả ớt.

          Để học sinh hiểu được tôi h­ướng dẫn như­ sau:

          Cựa chú gà trống đ­ược so sánh với gì? (như quả ớt)

Quả ớt như thế nào? (cong như­ dấu hỏi)

Tức là cựa chú gà trống như­ thế nào? (cong)

Cong thuộc từ loại nào? (tính từ chỉ đặc điểm)

Vậy câu đã cho thuộc kiểu câu nào? (Ai thế nào?)

T­ương tự như vậy tôi đưa thêm ví dụ để học sinh phân tích.

Ví dụ 2: Cô ấy như­ nàng tiên.

Ví dụ 3: Cặp mỏ chích bông như­ hai mảnh vỏ trấu chắp lại.

Dựa vào ví dụ 1 học sinh đã phân tích được:

               Cô ấy đư­ợc so sánh với nàng tiên nghĩa là muốn nói cô ấy đẹp. Vì vậy ví dụ 2 thuộc kiểu câu Ai thế nào?

              Cặp mỏ chích bông đ­ược so sánh với hai mảnh vỏ trấu chắp lại, nghĩa là cặp mỏ chích bông bé. Vậy ví dụ 3 cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào?

Từ ba ví dụ trên, học sinh cũng đã rút ra được ghi nhớ: VN là một hình ảnh so sánh thì câu đó cũng thuộc kiểu câu Ai thế nào? và học sinh đã tự lấy ví dụ đúng.

          Trường hợp thứ năm: Một câu có hai khả năng trả lời câu hỏi (thế nào?

 hoặc làm gì?)

          Ví dụ 1: Mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên ng­ười thân, chỉ dám đi từng bư­ớc nhẹ.

          Khi yêu cầu học sinh xác định câu văn trên thuộc kiểu câu nào, khoảng một nửa số học sinh xác định câu văn này thuộc kiểu câu Ai thế nào? (Nhóm 1)

còn một nửa số học sinh xác định thuộc kiểu câu Ai làm gì? (Nhóm 2)

          Khi được hỏi: Các em căn cứ vào đâu để xác định được như vậy?

          Nhóm học sinh 1 giải thích như­ sau: Căn cứ vào từ bỡ ngỡ là từ chỉ trạng thái của mấy cậu học trò mới.

Nhóm học sinh 2 giải thích: Căn cứ từ đứng nép chỉ hoạt động của mấy cậu học trò mới.

           Lúc này tôi nhận xét và h­ướng dẫn như sau: Các em xác định đều có căn cứ nh­ưng câu văn này muốn nhấn mạnh hoạt động hay trạng thái của mấy cậu học trò mới?

          Tôi gợi ý như vậy nhiều em đã trả lời: Câu này muốn nhấn mạnh hoạt động của mấy cậu học trò mới. Vậy VN nên đặt câu hỏi nào? (làm gì?). Do đó câu văn trên thuộc kiểu câu Ai làm gì?

          Sau khi hướng dẫn học sinh cách xác định ví dụ 1, tôi đưa ví dụ 2 để học sinh phân tích lựa chọn kiểu câu.

          Ví dụ 2: Con chó chậm rãi bước lại gần con sẻ non.

          Sang ví dụ 2 học sinh dễ dàng xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? vì các em cho rằng câu văn muốn nhấn vào hoạt động của con chó.

          Để rèn kĩ năng xác định tốt hơn, tôi đưa tiếp ví dụ 3.

          Ví dụ 3: Hải hồi hộp bư­ớc vào phòng thi.

          Ở ví dụ này cũng vừa có động từ chỉ trạng thái hồi hộp vừa có động từ chỉ hoạt động bước vào, như­ng học sinh đã biết dựa vào nội dung của câu văn để xác định kiểu câu. Và cho rằng câu văn ở ví dụ 3 thuộc kiểu câu Ai thế nào? vì câu văn muốn nói tới tâm trạng, trạng thái của Hải khi vào phòng thi.

          Qua ba ví dụ trên tôi đặt câu hỏi chú ý: Khi câu văn vừa có khả năng trả lời câu hỏi làm gì? vừa có khả năng trả lời câu hỏi thế nào? thì ta căn cứ vào đâu để xác định kiểu câu cho hợp lí? Học sinh đã rút ra đư­ợc ghi nhớ: Căn cứ vào nội dung câu văn đó để xác định kiểu câu.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:

Dạy học là cả một quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cả về trí tuệ , tình cảm và thể chất cho học sinh. Hành trang cho các em bước vào  cuộc sống học tập, lao động sau này chính là vốn tri thức và kĩ năng cơ bản mà nhà trường Tiểu học đã vun đắp cho các em. Dạy kiến thức Tiếng Việt là bồi dưỡng thêm nét đẹp về tâm hồn. Giúp các em thêm yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Vì vậy, dạy luyện từ và câu nói chung, dạy cho học sinh lớp 4 kỹ năng phân biệt câu Ai làm gì? Ai thế nào? không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của học sinh, kết hợp  với lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ của giáo viên mới đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.

Thông qua các biện pháp tôi đã giảng dạy tại lớp và kết quả đạt được ,tôi nhận thấy biện pháp giúp học sinh phân biệt câu kể Ai làm gì? Ai thế nào?  có khả năng áp dụng cho giáo viên dạy lớp 4, học sinh lớp 4.  

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp:

         Giáo viên có thêm kiến thức về kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào?,  làm giàu thêm vốn từ của bản thân, tích lũy thêm vốn kiến thức, tự tin trong giảng dạy, nhằm góp phần cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục để tạo ra những sản phẩm là học sinh có đủ kiến thức sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức cao hơn, khó hơn, phù hợp với sự phát triển đi lên trong xã hội Việt Nam hội nhập và phát triển.

Áp dụng với đối tượng học sinh có tiềm năng về văn học giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển năng lực, tư duy, nhân cách cho các em, để các em phát triển một cách toàn diện.

Chất lượng môn Tiếng Việt nói chung và phân môn luyện từ và câu nói riêng đã tiến bộ rõ rệt, HS hoàn thành được các bài tập có liên quan đến kiểu câu kể Ai làm gì? Ai thế nào? nhanh, chính xác, góp phần  phân biệt ba kiểu câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, vốn từ phong phú, viết văn trôi chảy hơn, diễn đạt mạch lạc, dòng văn giàu cảm xúc và có hệ thống hơn. §iÒu ®ã ®­îc thÓ hiÖn ë chÊt l­îng m«n TiÕng Viªt cña líp t«i phô tr¸ch.Cụ thể là:

      Trong mấy năm học gần đây, chất lượng môn Tiếng Việt của lớp tôi đều đỗ 100% trong đó riêng  kiến thức luyện từ và câu của các em chắc chắn, nội dung kiến thức đọc hiểu có liên quan đến kiểu câu kể Ai làm gì?, Ai thế nào? dù ở mức độ nào cũng được các em hoàn thành nhanh chóng, chính xác.  Qua đợt kiểm tra định kì học kì II năm học 2018 - 2019 này, lớp tôi có 70,9% HS đạt điểm 9 - 10 môn Tiếng Việt.

Víi viÖc yªu thÝch ph©n m«n luyện từ và câu còng nh­ m«n TiÕng ViÖt, häc sinh ®­îc n©ng cao dÇn kh¶ n¨ng c¶m thô c¸i ®Ñp, tr©n träng nh÷ng c©u v¨n, ®o¹n v¨n, bµi v¨n hay, tõ ®ã c¸c em cµng thªm yªu quª h­¬ng ®Êt n­íc m×nh vµ cao h¬n c¶ lµ ph¸t triÓn nh©n c¸ch toµn diÖn.

3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến làn đầu (nếu có): (là những người tham gia áp dụng giải pháp mới cùng với tác giả, không phải là đồng tác giả)

TT

Họ và tên

Năm sinh

Nơi công tác

Chức vụ

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

1

Khiếu Thị Tươi

1974

Trường TH Tây Giang

GV

ĐH

Áp dụng PP

2

Trần Tố Uyên

1978

Trường TH Tây Giang

GV

Áp dụng PP

3

Đỗ Thị Thúy

1973

Trường TH Tây Giang

PHT

ĐH

Dự giờ, tư vấn

3.6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

     *  Về phía giáo viên:

      Theo tôi, để dạy tốt mảng kiến thức này nói riêng và trong quá trình dạy học nói chung ng­ười giáo viên cần phải có sự nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để:

    - Nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, các bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt, Thực hành Tiếng Việt.

   - Có một hệ thống kiến thức liền mạch, vững vàng.

   - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, tạo hứng thú trong học tập để học sinh phát huy hết khả năng tìm tòi kiến thức mới.

   - GV chỉ là người  tổ chức điều khiển, mọi học sinh đều được hoạt động và phát triển. Giáo viên cần  khích lệ kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong viết học tập. 

    - Mỗi bài dạy cần phải mở rộng và khắc sâu kiến thức cho học sinh để làm tiền đề cho bài sau.

    - Tích cực tham gia các chuyên đề, dự giờ học hỏi chuyên môn.Dạy học đúng với chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phát triển câu hỏi, bài tập với từng đối tượng học sinh.Giúp học sinh yếu, khuyết tật giải hết các bài tập trong sách giáo khoa.Mở rộng, nâng cao đối với những học sinh khá, giỏi.

     Ngoài ra, giáo viên cần trao đổi thường xuyên với phụ huynh học sinh về năng lực và ý thức học tập của các em. Động viên phụ huynh mượn hoặc mua sách tham khảo cho các em đặc biệt là các em  học sinh giỏi. Luôn phát động tới các em duy trì việc xây dựng tủ sách dùng chung để các em được đọc nhiều sách hơn.

 * Về phía học sinh:

      - Luôn có ý thức tự rèn:  mượn sách tham khảo để tranh thủ đọc, tích lũy “vốn từ” vào sổ tay mỗi khi đọc xong một câu chuyện hay một bài văn. Có ý thức đặt câu hỏi và tự trả lời ở mọi nơi, mọi lúc, câu hỏi nào không trả lời được sẽ ghi nhớ , nhờ thầy cô giảng giải giúp.

     - Cần rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn và say mê luyện tập.

     - Luôn có tính tự giác, tính kỉ luật cao trong học tập.

  * Về cơ sở vật chất.

     - Phòng thư viện có nhiều tập san, báo chí, sách tham khảo...

     - Đồ dùng, sách thiết bị đầy đủ nội dung theo yêu cầu bài học, đẹp mắt.

  * Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự phối kết hợp của các tổ chức, cha mẹ học sinh.

          - Ban giám hiệu tổ chức nhiều  chuyên đề dạy Luyện từ và câu.

          - Dự giờ các tiếp Luyện từ và câu để giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề và có thêm một số kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn.

          - Bên cạnh đó, phân công giáo viên có nhiều kinh nghiệm trực tiếp hướng dẫn giáo viên chưa có kinh nghiệm, ít kinh nghiệm.

          - Phụ huynh mua đầy đủ sách vở cần thiết cho con em mình. Khuyến khích động viên, khen thưởng khi con học tập có nhiều tiến bộ.

4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai, nếu sai, tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

 

 

                                                      Tây Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2019

 

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

 

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

 

 

 

Trần Thị Hồng Thắm